Việt Nam là một quốc gia thường xuyên hứng chịu mưa gió, bão lũ nên việc chống thấm cho nhà dân dụng, nhà công nghiệp, công trình giao thông,… là yêu cầu gần như bắt buộc khi xây dựng.
1. Tác dụng của vật liệu chống thấm:
Thấm dột là hiện tượng thường xuyên xảy ra tại nhiều công trình, dự án ở nhiều địa điểm, bề mặt khác nhau. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể kể đến:
- Tác động từ thời tiết: mưa, độ ẩm cao,…
- Tác động từ con người: khu vực thường xuyên bị lắng đọng nước, ngập,…
Đặc biệt, Việt Nam là một quốc gia thường xuyên hứng chịu mưa gió, bão lũ nên việc chống thấm cho nhà dân dụng, nhà công nghiệp, công trình giao thông,… là yêu cầu gần như bắt buộc khi xây dựng.
Vật liệu chống thấm có tác dụng ngăn chặn hiện tượng này, được sử dụng trực tiếp lên bề mặt thi công.
Ngoài ra, vật liệu chống thấm còn có nhiều tác dụng khác như:
- Tăng độ bền của kết cấu và tuổi thọ của công trình.
- Tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Hiện nay đã phát triển nhiều loại vật liệu chống thấm với nhiều màu sắc hiện đại, tinh tế có thể thay thế luôn lớp sơn bề mặt.
- Giảm thiểu chi phí bảo trì, sữa chữa các hư hại cho hiện tượng thấm dột xảy ra.
2. Phân loại các loại vật liệu chống thấm:
2.1. Dạng màng chống thấm:
Màng chống thấm là sản phẩm làm từ Polyme tổng hợp ở dạng cuộn hoặc dạng tấm. Loại vật liệu này có khả năng chống thấm rất tốt, thi công dễ dàng. Bởi vậy nên nó thường được dùng trong thi công chống thấm cho các công trình xây dựng hoặc làm tường vây ngăn cách giữa các khu chế xuất, kho chứa chất lỏng, nhà máy lọc dầu,… và khu dân cư.
2.2. Dạng vữa chống thấm:
Vữa chống thấm là vật liệu chống thấm thế hệ mới có tác dụng chống thấm vượt trội so với các phương pháp chống thấm truyền thống.
Đặc tính và ưu điểm của vữa chống thấm đến từ thành phần gốc xi măng, khi kết hợp với nước hoặc kết hợp với nhau tạo nên một thành phần có tính xi măng để chèn lấp vào những lỗ trống, lỗ hổng trên bề mặt bê tông, ngăn chặn hiện tượng nước len lỏi và thấm sâu vào kết cấu bê tông.
Bên cạnh đó, vữa chống thấm còn có khả năng giảm mức độ truyền dẫn hơi nước, hơi ẩm sinh ra trong bê tông, đồng thời, tăng độ liên kết của bê tông, nhờ đó, nó được coi là sản phẩm chống thấm hoàn hảo, được các chủ thầu chủ động sử dụng ngay từ giai đoạn đầu xây dựng.
Hiện tại Nisso đang có rất nhiều sản phẩm vữa chống thấm
2.3 Dạng phụ gia chống thấm:
Phụ gia chống thấm được dùng để sản xuất xi măng, vữa, bê tông chống thấm. Sản phẩm rất tiện dụng khi chỉ cần trộn với xi măng bình thường là đã có thể tạo ra hỗn hợp chống thấm ưu việt, độ bám dính cao, không độc hại, an toàn và thân thiện với môi trường.
2.4. Dạng vật liệu chống thấm gốc Polyurethane:
Là hợp chất Polymer bao gồm các đơn vị hữu cơ được nối bởi các liên kết Cabamate ( Urethane). Các Polyurethane được hình thành với hai dạng chính là nhiệt dẻo và nhiệt rắn.
Polyurethane thường được hình thành bằng phản ứng isocyanate với polyol. Kết hợp với công nghệ để tạo ra các sản phẩm rất đa dạng ứng dụng rất nhiều trong thực tế như: Chất chống thấm, bọt có độ đàn hồi cao, tấm cách nhiệt xốp cứng, các tấm đệm, lốp xe đàn hồi siêu bền, chất kết dính hiệu suất cao, lớp phủ bề mặt và chất trám, sợi tổng hợp, lớp lót thảm, các bộ phận bằng nhựa cứng và ống mềm.
Nisso hiện có 2 sản phẩm chính dạng vật liệu chống thấm gốc Polyurethane: