0911814256

0911.814.256
Hotline tư vấn 24/7


10 ngôi chùa ấn tượng nhất Việt Nam (Phần 1)

Chùa luôn được xem là một biểu tượng của sự tâm linh, tôn nghiêm. Mỗi dịp lễ tết, người Việt Nam lại cùng gia đình, người thân đến chùa để cầu nguyện, xin những điều an lành cho bản thân và cả gia đình. Vì vậy mà chùa trở thành một trong những kiến trúc phổ biến ở Việt Nam. Chúng ta cùng điểm qua những ngôi chùa đẹp nhất ở Việt Nam nhé.

1. Chùa Bái Đính (Ninh Bình)

Tên gọi chùa Bái Đính mang ý nghĩa là hướng về núi Đính, nơi diễn ra các sự kiện oai hùng trong lịch sử Việt Nam. Núi chùa Bái Đính chính là nơi Đinh Tiên Hoàng Đế lập đàn tế trời cầu mưa thuận gió hòa, sau này tiếp tục được vua Quang Trung chọn để làm lễ tế cờ động viên quân sĩ trước khi ra Thăng Long đại phá quân Thanh. Thế kỷ XVI núi Đính là địa bàn tranh chấp giữa 2 tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh với nhà Mạc, khi mà chính quyền nhà Mạc chỉ kiểm soát được vùng lãnh thổ từ Ninh Bình trở ra.

Chùa Bái Đính Ninh Bình - Ngôi chùa đạt nhiều kỷ lục nhất Việt Nam

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á... Đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam. Các hạng mục xây dựng, mở rộng khu chùa mới được các đại biểu tham dự đại lễ Phật đản thế giới 2008 làm lễ khánh thành giai đoạn 1, năm 2010 chùa Bái Đính là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật đầu tiên từ Ấn Độ về Việt Nam. Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc - Vesak 2014 do Việt Nam đăng cai đã diễn ra tại chùa Bái Đính trong tháng 3 năm 2014. Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km. Chùa Bái Đính nằm ở phía bắc của quần thể di sản thế giới Tràng An.

        Vé máy bay chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy chùa Bái Đính

Quần thể chùa Bái Đính hiện có diện tích 539 ha, bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới, các khu vực như: công viên văn hoá và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đỗ xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh... vẫn đang được tiếp tục xây dựng. Chùa Bái Đính là một trong những quần thể chùa cổ được xây dựng nối tiếp trong 3 triều đại: nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý. Trong khu quần thể này, bạn không chỉ được tham quan chùa, mà còn có nhiều di tích khác như Giếng Ngọc, Đền thờ Thánh Nguyễn, Đền thờ Thần Cao Sơn, Hang Sáng, Hang Tối. Với rất nhiều những kiến trúc độc đáo, hấp dẫn.

Địa chỉ: xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

 

2. Chùa Một Cột (Hà Nội)

Chùa Một Cột đã được chọn làm một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội, ngoài ra biểu tượng chùa Một Cột còn được thấy ở mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng của Việt Nam. Tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phiên bản chùa Một Cột. Ngoài ra, tại thủ đô Moskva của Nga cũng có một phiên bản chùa Một Cột được xây lắp tại Tổ hợp Trung tâm Văn hóa - Thương mại và Khách sạn "Hà Nội - Matxcova". Chùa còn là biểu tượng cao quý thoát tục của con người Việt Nam.

Chùa Một Cột – dấu ấn văn hóa Phật giáo độc đáo đất Thăng Long | Phật giáo  Việt Nam

Nhắc đến Hà Nội, nhắc đến những ngôi chùa, điều đầu tiên người ta nghĩ ngay đến chính là chùa Một Cột bởi kiến trúc vô cùng độc đáo, ấn tượng của nó. Chùa mang hình dáng của một tượng đài bông sen đang nở rộ với điểm tựa duy nhất chính là cái cột chính giữa. Ngôi chùa bằng gỗ, bên trong có thờ tượng Phật Bà Quan Âm. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, quy mô chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột đá như hình ảnh hiện nay.

Chùa Một Cột - Cẩm nang tham quan tiết kiệm

Cạnh chùa Một Cột ngày nay còn có một ngôi chùa có cổng tam quan, với bức hoành phi ba chữ "Diên hựu tự", nguyên là công trình được dựng lần đầu tiên năm 1049, để mở rộng quy mô cho chùa Một Cột trong việc thờ cúng, tụng kinh Phật và sinh hoạt của các tăng ni (trong quần thể chùa Diên Hựu lúc đó). Chính vì sự độc đáo có một không hai này mà chùa Một Cột trở thành một trong những biểu tượng đặc trưng cho Việt Nam, được in trên mặt sau của đồng 5000.

Địa chỉ: phố Chùa Một Cột, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

 

3. Thiền Viện Trúc Lâm (Đà Lạt)

Thiền Viện Trúc Lâm là một thiền viện thuộc phái Trúc Lâm Yên Tử, cách trung tâm Đà Lạt 5km, gần hồ Tuyền Lâm thơ mộng, xanh biếc, tọa lạc trên ngọn núi Phụng Hoàng. Thiền Viện Trúc Lâm như tách biệt hẳn khỏi thành phố Đà Lạt nhộn nhịp, tấp nập, phong cảnh nơi đây vô cùng yên bình, nhẹ nhàng và trữ tình bởi sự hữu tình của nước non và những đồi thông. Thiền Viện là một công trình kiến trúc độc đáo mang đậm ý nghĩa "nhà Phật", được xây dựng trong những năm 1993 - 1994, để đến được thiền viện phải leo lên 140 bậc thang, hai bên là những rặng thông xanh ngát dẫn đến cổng tham quan vào chánh điện.

Ghé Thăm Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt - Một Trong Ba Thiền Viện Lớn Nhất Việt  Nam

Từ trên chính điện nhìn xuống là hồ Tuyền Lâm, phong cảnh ở đây rất đẹp, hồ nước trong xanh in bóng rặng thông bên đồi Thanh Lương Bên dưới lưng chừng đồi, gần hồ Tĩnh Tâm là nhà khách 2 tầng nằm gọn trên một ngọn đồi có khu vườn xanh mát. Đây là nơi những phụ nữ đến xin tập tu ngắn hạn tại thiền viện. Phía trước nhà là rừng trúc xanh tươi. Đứng trước sân nhà có thể thấy đỉnh núi voi phục soi bóng xuống hồ Tuyền Lâm hùng vĩ.

Kinh nghiệm du lịch Thiền Viện Trúc Lâm - Đà Lạt - BestPrice

Chính vì những nét độc đáo của ngôi chùa này cũng phong cảnh vô cùng lãng mạn, hữu tình, đặc trưng của khí hậu Đà Lạt mà mỗi năm, vào dịp lễ tết, nơi đây lại thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan và chụp ảnh, cùng mua những món quà lưu niệm được làm từ trái thông.

Địa chỉ: thiền viện cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5km, nằm trên núi Phụng Hoàng, phía trên Hồ Tuyền Lâm.

 

4. Chùa Linh Ứng (Đà Nẵng)

Chùa Linh Ứng, Sơn Trà được xem là cõi Phật giữa chốn trần gian. Chùa nằm trên đỉnh núi thuộc Bãi Bụt, bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng (nhiều người gọi là Chùa Linh Ứng Bãi Bụt hoặc là Chùa Linh Ứng Sơn Trà - vì Đà Nẵng có đến 3 Chùa Linh Ứng) hướng nhìn ra biển Đông, một bên là đảo Cù lao Chàm, phía bên kia là ngọn Hải Vân phía còn lại là dòng sông Hàn yên ả đang đổ về cửa biển. Chùa Linh Ứng Bãi Bụt được khởi công xây dựng từ tháng 07/2004 và khánh thành ngày 30/07/2010; đến nay chùa vẫn còn tiếp tục xây dựng thêm nhiều hạng mục.

    Ba ngôi chùa Linh Ứng ở Đà Nẵng

Chùa ở độ cao 693 mét so với mực nước biển, với diện tích 20 héc ta, trên địa hình một bên núi, một bên biển. Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là một quần thể nhiều hạng mục gồm chánh điện, nhà tổ, giảng đường, tăng đường và thư viện... Ngoài việc được biết đến như một ngôi chùa đẹp, lớn và… trẻ nhất trong 3 ngôi “Linh Ứng Tự” ở Đà Nẵng, Chùa Linh Ứng Bãi Bụt còn được biết đến bởi nơi có tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam.

        Chùa Linh Ứng Sơn Trà Đà Nẵng và những câu chuyện linh thiêng - SaiGon Star  Travel

Dưới chân đài sen của bức tượng luôn thu hút rất đông du khách và phật tử tới lễ Phật và thưởng ngoạn nét đẹp từ bi của bức tượng có một không hai này. Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau, gọi là “Phật trung hữu Phật”. Tượng đứng tựa lưng vào núi, hướng ra biển, đôi mắt hiền từ nhìn xuống, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ như rưới an bình cho những ngư dân đang vươn khơi xa. Cảnh quan gian chính điện kết hợp với bức tượng Phật Quan Thế Âm tạo nên một bức tranh toàn cảnh linh thiêng, thanh tịnh mà tao nhã như chốn bồng lai. Đến thăm chùa Linh Ứng, du khách thập phương còn có dịp tham quan bức tranh toàn cảnh của một đô thị đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Từ chùa phóng tầm mắt về phía biển sẽ thấy bao quanh bởi một màu xanh bát ngát biển trời, bờ cát dài trắng mịn chạy vòng cung theo con đường dưới chân núi lấp lánh dưới cái nắng dịu của vùng bán đảo.

Địa chỉ: chùa Linh Ứng, Hoàng Sa, Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng

 

5. Chùa Thiên Mụ (Huế)

Khi nhắc tới Huế, người ta sẽ nghĩ ngay đến chùa Thiên Mụ bởi lẽ đây là một trong những điểm đến có phong cảnh đẹp nhất ở Huế. Non xanh nước biếc, phong cảnh hữu tình cùng cái vẻ yên tĩnh của thiên nhiên nơi đây sẽ khiến cho tâm hồn chúng ta trở nên thanh thản hơn. Ngôi chùa này được chính thức xây dựng vào đời chúa Tiên – Nguyễn Hoàng năm 1601. Đến đời chúa Quốc (Nguyễn Phúc Chu), chùa Thiên Mụ được xây dựng lại với quy mô lớn hơn, đẹp hơn và khang trang hơn. Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô mở rộng ngay từ thời điểm đó, chùa Thiên Mụ trở thành ngôi chùa đẹp nhất ở Đàng Trong.

Chùa Thiên Mụ - Ngôi chùa cổ, linh thiêng nhất ở Huế - Huế Smile Travel

Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của Tháp Phước Duyên, một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21m, gồm bảy tầng, được xây dựng ở phía trước chùa. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Nhắc đến bức tượng Phật Thích Ca bằng vàng này phải kể đến truyền thuyết mất trộm tượng vàng. Mặc dù đã tìm ra tên trộm và nhà vua đã quyết định hành xử hắn nhưng có một vị hành giả khi đi ngang qua chùa nghe chuyện mất và tìm lại tượng đã không khỏi băn khoăn. Sau một hồi ngồi kiết già, vị hành giả này như ngộ ra điều gì đó và quyết định siêu hóa tượng vàng để oan khiên không còn tái diễn. Và dòng sông Hương chính là nơi lưu giữ dòng chảy của pho tượng vàng này. Nếu đến Huế hãy ghé qua đây và tìm hiểu kỹ hơn về lời tương truyền này nhé, sẽ rất thú vị đó.

Khám phá chùa cổ Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ được đánh giá là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất ở Huế. Chùa nằm ở tả ngạn sông Hương, trên ngọn đồi Hà Khê cách trung tâm thành phố Huế chừng 5 km về phía Tây. Nơi đây cũng từng trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác giả sáng tác thơ và văn.

Địa chỉ: đồi Hà Khê, xã Hương Long, Hương Hòa, TP. Huế

 

Tin cùng loại

Những lưu ý giúp căn bếp của bạn trở nên hoàn hảo hơn

Nhà bếp đẹp sẽ tạo cảm hứng nấu ăn cho người nội trợ cũng như tạo cảm giác thoải mái khi tận hưởng việc ăn uống của cả gia đình. Những thay đổi của căn nhà hiện đại khi vận dụng phong cách mở trong thiết kế và bố trí nội thất đã được kiểm chứng qua thời gian, khiến cho xu hướng vận dụng phong cách mở vào thiết kế và bố trí bếp được mở rộng hơn. 5 ý tưởng sau đây sẽ giúp căn nhà của bạn đảm bảo sự tiện nghi, đẹp mắt và tiện dụng hơn.

Bạn cần lưu ý gì khi mua sơn tường?

Việc chọn được loại sơn phù hợp sẽ giúp tô điểm cho tổ ấm của chúng ta. Vậy bạn đã biết 5 lưu ý quan trọng khi mua sơn chưa?